Thu Bồn là một trong những dòng sông lớn của miền Trung Việt Nam. Cách đây hai ngàn năm, người Sa Huỳnh và sau đó là các Vương triều Champa đã dể lại những dấu vết đặc sắc của một nền văn minh rực rỡ, dọc theo hai bên bờ sông, từ Cửa Đại cho đến thượng nguồn.Ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày lễ Bà Thu Bồn. Trước đây, các làng chài từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi, Bình Định đều cử những đội đua ghe về tham gia lễ hội. Lễ hội kéo dài 3 ngày đêm với nhiều nghi thức phong phú, sôi động.
Lăng Bà tuy đã mang nhiều nét hoang phế bởi thời gian, nhưng dân làng Thu Bồn vẫn một lòng thành kính trước uy linh của Bà. Người già kể rằng : "Hồi xưa, Bà thiêng lắm ! ". Có người làng đến xin Bà cứu một người đẻ khó, Bà nhập vào xác đồng rồi cầm cây đèn cầy chạy băng qua cánh đồng rộng mà đèn vẫn không tắt, đến nơi bà đưa tay vuốt một cái, thai sổ ngay. Lần khác, năm Mậu Thìn (1928), làng Thu Bồn mất mùa, mọi người bàn nhau lễ hội Bà năm ấy làm đơn giản thôi. Đang bàn thì có một con bò đi vào giữa sân rồi nằm xuống, trên sừng có treo một xâu ba ngàn quan tiền. Mọi người biết là Bà cho tiền và lấy tiền tổ chức hội, còn bò thì thả vào rừng.
Có người theo dõi thấy bò đi vào khu tháp Mỹ Sơn rồi nằm xuống và hoa thành đá.Lần sắc phong đầu tiên dưới triều Minh Mạng, Bà Thu Bồn không có tên. Bà nhập đồng ở giữa kinh thành Huế để chất vấn. Quan phụ trách hỏi rằng làm thế nào để tin bà thiêng ? Bà bảo : Sẽ làm cháy chợ Đông Ba ! Một lúc sau có người chạy vào báo chợ đang cháy. Quan xin đừng cháy nữa, lập tức có một trận mưa như trút nước. Tờ sắc phong của triều đình nhà Nguyễn cho Bà Thu Bồn ghi : "Thiên Y A Na diễn phi chu ngọc tôn thần, hộ quốc túy dân, hiển hữu công đức tiết mộng ban cấp tôn thần".Như vậy, Bà Thu Bồn chính là một nữ thần bảo hộ của người Chàm, và người Việt đã tiếp nhận sự linh thiêng của vị nữ thần này với một niềm tin mạnh mẽ và được duy trì qua các lễ hội thành kính hàng năm.
No comments:
Post a Comment